Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành
viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của
Thư viện về máy tính của mình.
Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây
Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái.
Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây
Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái.
Gốc > LƯU GIỮ KỈ NIỆM >

(lớp Cô Giáo Lĩnh Phan: Niên Khóa 1968- 1969)
Đinh Ngân Thanh @ 10:23 05/02/2012
Số lượt xem: 1142
Trường Làng Tôi - Tiến Đức - Tân Hiệp A5
Trường Làng Tôi - Trường Tiến Đức

(lớp Cô Giáo Lĩnh Phan: Niên Khóa 1968- 1969)
Ngay từ những ngày đầu lập ấp, trường Tiểu Học ở Kinh5 đã lấy tên là Tiến Đức.
Ngày ấy là trường tư thục, vị lãnh đạo tinh thần cũng là hiệu trưởng đầu tiên luôn chú tâm đến "Tiên học lễ, hậu học văn", nên mục tiêu giáo dục của nhà trường thiên về đức dục.
Những trường lớp nhỏ bé với nền nhà đất nện lồi lõm dần tiến lên thành dẫy nhà xây sạch sẽ; từ năm sáu lớp tiểu học nay đã thành một trường trung học khang trang rộng rãi, mái tôn, hai tầng lầu và hàng chục phòng riêng biệt cho hai buổi học cả sáng lẫn chiều, với hơn 700 hoc sinh theo học.
Kinh 5 được hình thành năm 1956 thì chỉ vài tháng sau trường Tiến Đức mở niên học đầu tiên gồm từ lớp mẫu giáo đến lớp nhất (là lớp 5 sau này). Vì trường lớp còn hạn hẹp nên mỗi lớp đi học có một buổi, hoặc sáng hoặc chiều.
Thay vì tiếng trống trường làng thì dùng một mâm bánh trước của xe máy cày treo lên cao, và dụng cụ để đánh cái kẻng này là một con dao quắm rỉ sét. Tiếng kẻng đánh keng keng vào học và tan trường trải dài qua đến mấy thế hệ học sinh. Không biết bây giờ cái kẻng và con dao quắm có còn không?
Niên khoá đầu tiên đó thầy Chỉ dậy lớp nhất, thầy Luyện lớp nhì, thầy Thuyên lớp ba, thầy Cư lớp tư, soeur Lân lớp năm và soeur Dịu lớp mẫu giáo.
Những năm sau đó, số học sinh tăng lên, có thêm các thầy sau đây: Thầy Tuấn, thày Đương, thày Thảo, thầy Hiền, thầy Huy,Thầy Hoàn, thày Trọng, thày An, thày Kỷ, thầy Hán, thày Nhâm, thày Bằng, thầy Dương, cô Ngát, cô Mến. Cô Cánh. Thế hệ học sinh đầu tiên dần dần học cao lên rồi đi xa, các thầy cũng hầu hết phải vào quân đội.
Sau 1969 thì có các thầy cô sau đây:
- Thầy Thắng, Thầy Chiến, Thầy Truyện, Thầy Túc, Thầy Liêm, Cô Lĩnh, Cô Gương (Ninh), Cô Là (Luông) có người dậy chỉ một vài năm....
- Gần năm 75 có thêm thầy Bang, thầy Chung, Thầy Hải ...
Về các lớp trung hoc thì có 4 đợt được các LM mở ra:
Đợt 1 năm 1961 là lớp anh Toàn, anh Sửu theo học với thầy Huy và thầy Hiền từ SG về dậy cùng với thầy Dương.
Đợt 2 năm 1963 là lớp cha Nghị, Phước, Chiến, Túc, Tân, Độ, Huệ, Loan, Hoa... học với thầy Kỷ và thầy Hán.
Đợt 3 năm 1964 lớp học được mở tại nhà ông Trùm Cận với thêm 1 lớp đệ thất có anh Quynh, anh Kỷ.... Do các thầy Hán và thầy Bằng giảng dạy.
Đợt 4 vào những năm 68-69 trở đi. Đầu tiên do thầy Liêm, Cô Lĩnh dậy năm đệ thất. Năm sau có thầy Quynh dạy Đệ lục, Thầy Sĩ dạy đệ thất, kế đến là thầy Truyện, thầy Túc ....
Có một sự liên hệ đặc biệt giữa cha Cố Triết với ban giám hiệu trường trung học Nguyễn Bá Tòng (Sàigon) Trường Á Thánh Liêm (Bùi Môn), nên học bạ và các chứng chỉ đều do các trường này chứng thực. Cũng do sự liên hệ này, cha Cố Triết xin được ngân khoản từ trường Nguyễn Bá Tòng và xây dựng khu Ký Nhi Viện (Nhà gửi trẻ) mang tên ngôi trường mẹ. Nhưng có lẽ vì không đủ tiền để hoạt động cho việc nuôi trẻ như mục đích ban đầu, nên Ký Nhi Viện vẫn được dùng làm trường học từ đó đến nay.
Cơ sở trường học ngày đó rất đơn sơ, mọi phương tiện đều thiếu thốn, ví dụ như học sinh khát nước thì chạy vô nhà xứ múc nước mưa mà uống bằng chiếc gáo dừa. Đi vệ sinh trên cầu cá dồ. Nhưng nay đã được cải thiện bằng dẫy cầu tiêu kín đáo. Chính dãy cầu tiêu mới này cũng được xây dựng từ sự đóng tài chánh của đồng hương Kinh 5 hải ngoại, thông qua Quỹ Khuyến Học Gioakim.
Năm tháng qua đi, bao nhiêu thế hệ đã theo học và trưởng thành từ ngôi trương nhỏ bé này, dù còn ở lại quê me hay đã đi xa, cả ở trong nước lẫn trôi dạt đó đây khắp nơi trên thế giới, hầu hết đều nhớ về bến cũ với tâm tình uống nước nhớ nguồn, đều ít nhiều đóng góp công của để tiếp tục vun trồng cho các thế hệ kế tiếp.
Mọi người đều đặt kỳ vọng vào những học sinh trường này sẽ tiếp nối được tinh thần của những người đi trước, không chỉ trở thành người hữu dụng cho mình, cho xã hội mà còn có tinh thần bác ái, biết chia sẻ tình yêu thương đến mọi người như truyền thống.
Hiện nay theo đơn vị hành chánh thì Kinh5 đã chia làm 3 ấp là K5A, K5B và Tân Qưới, nhưng ngôi trường tại nhà thờ xứ Tân Chu vẫn là trung tâm và các học sinh TH cấp 2 (lớp 6=>9) đều học ở đây.
Đã gần 60 năm qua đi, người Kinh5 đã biến cánh đồng hoang vu đầy cỏ lăn cỏ lác, những lau cùng sậy thành cánh đồng lúa mượt mà xanh tốt, từ đường quê lầy lội thành đường bê tông sạch sẽ; nhà vách đất đã biến thành nhà xây, người giàu giúp đỡ kẻ nghèo, cùng vươn lên nhờ tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết yêu thương, chung tay chia sẻ trong mọi công việc, cả chung lẫn riêng.
Ước mong tinh thần ấy vẫn được duy trì ở những thế hệ nối tiếp.
Có bài thơ kỷ niệm ngôi trường Tiến Đức thủa xưa.
Nhớ không bạn cũ với trường xưa
Phía trước sân chơi mấy gốc dừa
Nghiêm trang đứng đợi lời kinh sáng
Háo hức ngồi chờ tiếng kẻng trưa
Biếng không chịu học, bài không thuộc
Thầy ra dề nắng, viết trời mưa
Trường cũ người xưa bao kỷ niệm
Dòng thời gian nước chảy thoi đưa
Xin qúy vị coi một số hình ảnh qua Picasa web và YouTube của mái trường Tiến Đức ngày nay, 2012.
https://picasaweb.google.com/118180027188424633278/Vnghe?authkey=Gv1sRgCOOEq4bgtNCAGQ
https://picasaweb.google.com/118180027188424633278/Vnghe?authkey=Gv1sRgCOOEq4bgtNCAGQ
http://www.youtube.com/watch?v=_uMf1UZQlOE
Đinh Ngân Thanh @ 10:23 05/02/2012
Số lượt xem: 1142
Số lượt thích:
1 người
(Đinh Ngân Thanh)
- Những khuôn viên trường học đẹp nhất thế giới (25/01/12)
- Xuân về - trăm hoa đua nở (20/01/12)
- Khi bạn sinh ra bạn đã là một bông hoa đẹp (20/01/12)
- Những vỉa hè đẹp nhất Sài Gòn (01/01/12)
- Nha Trang, thiên đường miền nhiệt đới (01/01/12)
Lâu lắm rồi mới về thăm Violet Tân Hiệp A5. 5 năm rồi chia tay với trường, kỷ niệm xưa vẫn còn. Cảm ơn quý thầy cô tham khảo tài liệu.
Sao lại không xem được hình ảnh vậy.